Đi xe máy điện có phải đội mũ bảo hiểm không?

Hiện nay, có rất nhiều người đặt ra vấn đề đi xe máy điện có phải đội mũ bảo hiểm không? Nếu như các bạn cũng thuộc trong số những người đó. Bạn không nên bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi dưới đây nhé!

Thế nào là xe máy điện? Cách phân biệt giữa xe đạp điện và xe máy điện

Thế nào là xe máy điện? Cách phân biệt giữa xe đạp điện và xe máy điện

Thế nào là xe máy điện? Cách phân biệt giữa xe đạp điện và xe máy điện

Căn cứ theo khoản 18 và 19, Điều 3, Luật giao thông đường bộ năm 2008 có quy định như sau:

“18. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới) gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.
19. Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (sau đây gọi là xe thô sơ) gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.”

Dựa vào quy định trên, xe máy điện và xe đạp điện là hai phương tiện khác nhau. Trong đó, xe máy điện chính là một loại xe cơ giới. Còn đối với xe đạp điện là một phương tiện giao thông thô sơ.

Bên cạnh đó, căn cứ vào điểm d, đ và e khoản 1, Điều 3 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP đưa ra những quy định như sau:

“d) Xe máy điện là xe gắn máy được dẫn động bằng động cơ điện có công suất lớn nhất không lớn hơn 4 kW, có vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h;
đ) Các loại xe tương tự xe gắn máy là phương tiện giao thông đường bộ chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh và vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h, trừ các xe quy định tại điểm e khoản này;
e) Xe đạp máy là xe thô sơ hai bánh có lắp động cơ, vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 25 km/h và khi tắt máy thì đạp xe đi được (kể cả xe đạp điện).”

Thế nào là xe máy điện? Cách phân biệt giữa xe đạp điện và xe máy điện

Thế nào là xe máy điện? Cách phân biệt giữa xe đạp điện và xe máy điện

Dựa vào đó, xe máy điện và xe đạp điện sẽ được hiểu như sau:

  • Xe máy điện là một phương tiện được dẫn động bằng động cơ điện với công suất lớn nhất không vượt quá 4 kW. Đồng thời, có vận tốc thiết kế lớn nhất không vượt quá 50 km/h.
  • Xe đạp máy là một phương tiện thô sơ hai bánh có lắp động cơ. Có vận tốc được thiết kế lớn nhất không vượt quá 25 km/h. Đồng thời, khi tắt máy thì vẫn đạp xe đi được (kể cả với xe đạp điện).

Như vậy, để có thể biết được đó là xe máy điện hay xe đạp điện. Các bạn hãy dựa vào vận tốc thiết kế của xe.

Những lý do nên đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy điện và xe đạp điện

  • Phương tiện xe đạp điện và xe máy điện đều có vận tốc 25km/h (lớn hơn đối với xe máy điện). Vì vậy, nếu trường hợp xảy ra va chạm có thể dẫn đến chấn thương rất nặng cho người điều khiển. Hãy đội mũ bảo hiểm để đảm bảo được an toàn cho bản thân và những người tham gia giao thông trên đường.
  • Tạo ra thói quen và văn hóa tham gia giao thông tốt cho toàn xã hội.
  • Góp phần thực hiện đúng với luật giao thông đường bộ mà chính phủ Việt Nam đã ban hành.
Những lý do nên đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy điện và xe đạp điện

Những lý do nên đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy điện và xe đạp điện

Quy định về vấn đề đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy điện

Căn cứ theo khoản 2, Điều 30 của Luật giao thông đường bộ năm 2008 đưa ra quy định như sau:
“2. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách”.
Dựa vào quy định trên, những người điều khiển cũng như người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và xe gắn máy. Tất cả đều phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.

Ngoài ra, căn cứ vào điểm d khoản 1 Điều 3 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP về giải thích từ ngữ như sau:

“Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Lĩnh vực giao thông đường bộ:
“d) Xe máy điện là xe gắn máy được dẫn động bằng động cơ điện có công suất lớn nhất không lớn hơn 4 kW, có vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h;”

Theo như quy định trên đây, tất cả quy định về xe máy điện cũng như được áp dụng đối với xe đạp điện. Vì vậy, những người tham gia giao thông bằng phương tiện di chuyển là xe máy điện và xe đạp điện đều sẽ phải đội mũ bảo hiểm.

Quy định về vấn đề đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy điện

Quy định về vấn đề đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy điện

Quy định xử phạt đối với trường hợp không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy điện

Nếu bạn muốn biết đi xe máy điện không đội mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu tiền. Hãy theo dõi những thông tin chi tiết sau.

Nếu như vi phạm thì sẽ bị xử lý hành chính. Được căn cứ theo điểm i, k khoản 2, Điều 6 Nghị định 100 / 2019 / NĐ-CP như sau:

“Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

i) Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ;

k) Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;”

Như vậy, nếu trường hợp đi xe máy điện nhưng vi phạm quy định trên đây. Cụ thể là người điều khiển xe hay người được chở không đội mũ bảo hiểm. Hoặc có đội mũ bảo hiểm nhưng không cài đúng quy cách khi tham gia giao thông. Sẽ bị phạt hành chính từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng.

Quy định xử phạt đối với trường hợp không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy điện

Quy định xử phạt đối với trường hợp không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy điện


Như vậy là chúng tôi vừa giúp các bạn giải đáp thắc mắc đi xe máy điện có phải đội mũ bảo hiểm không. Ngoài ra, với những quy định khi di chuyển bằng xe máy điện được chia sẻ trên đây. Hy vọng sẽ giúp các bạn nắm rõ và thực hiện đúng quy định khi tham gia giao thông nhé!

Đi xe máy điện có phải đội mũ bảo hiểm không?
5 (100%) 5 votes